Cuộc sống của 11 cầu thủ U21 Đồng Tháp sau khi nhận án phạt?

Cuộc sống của 11 cầu thủ trẻ lứa U21 Đồng Tháp sau khi nhận án phạt cấm thi đấu toàn thế giới; được nhiều người hâm mộ cũng như khán giả trong nước đặc biệt quan tâm.
Ảnh hưởng từ cá nhân cho đến cả một tập thể
Việc dính vào tiêu cực từ tháng 6 năm 2019; đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến U21 Đồng Tháp. Chính vì điều này; mà vị trí HLV của đội chủ sân Cao Lãnh bị thay đổi liên tục trong thời gian ngắn. Cụ thể, HLV Bùi Văn Đông sẽ chuyển về dẫn dắt đội trẻ và đối mặt với việc bị phê bình và kỷ luật. Sau đó, đội bóng xứ sen hồng được dẫn dắt bởi HLV Trang Văn Thành; nhưng không lâu sau đó, nhiệm vụ này lại được giao cho ông Nguyễn Anh Tông.
Sáng ngày 17/7, đội 1 của CLB Đồng Tháp sẽ có trận tập luyện cuối cùng; trước khi bước vào trận làm khách ở vòng 8 giải hạng nhất quốc gia. Rất tiếc cho CLB Đồng Tháp; khi phải loại 8 cầu thủ vì liên quan đến vụ cá độ ở vòng loại U21 Quốc gia. Chính vì điều này mà ban huấn luyện đội bóng phải có phương án bổ sung nhiều cầu thủ trẻ và tổng là có 26 cầu thủ cho giai đoạn lượt về.
Án phạt bất ngờ bị gia tăng
Công tác quản lý, giáo dục các cầu thủ của của Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT Đồng Tháp bị đánh giá yếu kém sau khi vụ việc bị báo chí phanh phui hồi tháng 3/2020. Tưởng chừng như nó sẽ chìm dần thì FIFA bất ngờ gửi án phạt gia tăng phạm vi cấm thi đấu ra toàn thế giới.
Theo tìm hiểu, cầu thủ Huỳnh Văn Tiến đang chơi bóng phong trào ở TP.HCM sau khi bị CLB Đồng Tháp cắt hợp đồng. Tiến là người cầm đầu, rủ rê 10 cầu thủ còn lại tham gia cá độ ở trận U21 Đồng Tháp hòa 1-1 với U21 Vĩnh Long năm 2019. Cầu thủ sinh năm 1999 bị FIFA cấm thi đấu toàn thế giới 5 năm (11/5/2020 – 11/5/2025) và đóng phạt 5 triệu đồng cho VFF. Vì vậy, chơi bóng phong trào là lựa chọn duy nhất của cầu thủ 21 tuổi.
Bóng đá Đồng Tháp thiệt hại
Thứ nhất, thiệt hại về ngân sách
CLB Đồng Tháp vốn là cái nôi nuôi dưỡng và phát hiện nhiều tài năng của bóng đá Việt Nam trong quá khứ. Hiện tại, đất sen hồng vẫn còn vài cầu thủ được đánh giá cao như tiền đạo Nguyễn Công Thành; hay lứa cầu thủ sinh năm 1999, 2000 liên tiếp vô địch các giải U15, U17 và U19 quốc gia. Vinh quang đến quá sớm; cùng công tác quản lý, giáo dục không tốt khiến những cái tên như Huỳnh Văn Tiến và đồng đội sa ngã. Tuy không bị xử lý hình sự vì cá độ nhưng lứa cầu thủ này đã khiến Đồng Tháp lãng phí ngân sách đào tạo nhiều năm qua.
Thứ hai, làm mất đi uy tín của clb
#10 cầu thủ bị kỷ luật cấm 6 tháng trên toàn thế giới có thể kịp dự giải U21 quốc gia; nếu Đồng Tháp đăng cai. Tuy nhiên, sự góp mặt của những cầu thủ trẻ này có thể sẽ khiến bóng đá Đồng Tháp bị chỉ trích nhiều hơn. Chính vì vậy mà Đồng Tháp sẽ không dự giải U21 quốc gia và không đăng cai giải đấu. Sở VHTT và DL Đồng Tháp muốn tập trung trong thời gian này; để chấn chỉnh công tác quản lý, giáo dục cầu thủ trẻ vừa để vụ việc có thể qua đi.
Nên có những biện pháp khắc phục?
Tuy nhiên, vấn đề làm sao nâng cao ý thức cầu thủ sau vụ việc này; vẫn còn là bài toán nan giải với những người làm bóng đá Đồng Tháp nói riêng. Việc thu điện thoại của các cầu thủ trong quá trình tập luyện, thi đấu không phải là cách. Hàng năm, các cầu thủ trẻ Đồng Tháp vẫn được tạo điều kiện đi thi đấu ở các đội bóng khác; để trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm.
Cầu thủ trẻ cần phân biệt đâu là đúng, đâu là sai
Sở VHTTDL Đồng Tháp cắt cử huấn luyện viên Bùi Văn Đông theo các cầu thủ; nhưng cũng không thể kiểm soát hết tình hình. Điều đó cho thấy việc thu điện thoại; cử người giám sát, không bằng việc làm sao để cầu thủ trẻ ý thức được ranh giới giữa đúng, sai.
Cuối cùng, bóng đá Đồng Tháp thiệt hại nặng nề về thành tích lẫn hình ảnh. Bài học của bóng đá xứ sen hồng; chỉ là một mảng trong bức tranh bóng đá trẻ Việt Nam đang xuất hiện một vài vết xám. Từ thủ môn U23 Việt Nam; đến hai đội U19 Đắk Lắk và U19 Bình Định có dấu hiệu nhường điểm ở vòng loại U19 quốc gia 2020; cho thấy VFF cần phải mạnh tay hơn nữa; để chống tiêu cực từ bóng đá trẻ.
Nguồn: Tinthethao
Hồng Tuyết