Thứ Hai, ngày 02/10/2023 04:36:53 SA

Tạo việc làm cho nữ cầu thủ bóng đá sau khi giải nghệ

Tạo việc làm cho nữ cầu thủ bóng đá sau khi giải nghệ

Đối với các nữ cầu thủ bóng đá, cuộc sống luôn là những ngày khó khăn; trăn trở; mặc dù có thi đấu cho các câu lạc bộ hay ở đội tuyển quốc gia thì thu nhập khá là thấp. Ở một thời điểm nào đó, khi qua thời đỉnh cao của sự nghiệp; hầu hết các cầu thủ đểu thấy mình thất nghiệp vì không có nghề gì trong tay.

Những người may mắn

Trước đây, nữ tuyển thủ Quốc gia Đặng Thị Kiều Trinh từng là thủ môn chính số một của Đội tuyển nữ Việt Nam; khi giải nghệ, cô bắt đầu tìm kiếm cho mình một tương lai. Cô bắt đầu thử sức với công việc kinh doanh quán cà phê. Hiện nay, Kiều Trinh đã mở một quán cà phê ở quận 5 (TP Hồ Chí Minh); quán có tên là cà phê Ông Bầu. Được biết quán cà phê có sự hỗ trợ một phần của hai bầu sô là bầu Đức và bầu Thắng.

Chia sẻ với báo chí, Kiều Trinh cho biết thu nhập của cô hiện giờ ổn định; cô vẫn đang cố gắng kiếm tiền để xây nhà. Hiện giờ, nơi kinh doanh quán cà phê cũng là nơi cô đang tá túc. Có lẽ, cựu thủ môn người Đồng Tháp này vẫn có được niềm vui là ở chỗ cô được làm đúng công việc chuyên môn; khi đang làm huấn luyện tuyến trẻ của CLB bóng đá nữ TP Hồ Chí Minh. Cho đến thời điểm này, “cô gái vàng của bóng đá nữ Việt Nam” thuở nào cũng là cựu nữ cầu thủ bóng đá duy nhất mạnh dạn đầu tư vào kinh doanh.

Phía bắc, cựu hậu vệ của Đội tuyển nữ Việt Nam; bóng đá nữ Hà Nội là Nguyễn Thị Xuyến lại tỏ ra hài lòng với cuộc sống hiện tại; khi làm công tác huấn luyện ở đội dự tuyển bóng đá nữ U16 của Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Cựu nữ tuyển thủ này cho biết; thu nhập với công việc hiện tại khá ổn nên có thể bảo đảm được nhu cầu cuộc sống. Nguyễn Thị Xuyến cũng cho biết chị đang mở cửa hàng bán đồ thể thao; để kiếm thêm thu nhập cũng như thỏa mãn sở thích kinh doanh của mình.

Cơ hội nghề nghiệp không nhiều

Khác với bóng đá nam khi ngay cả ở những địa phương phong trào bóng đá không phát triển; nhưng các tuyến trẻ luôn được ưu tiên tổ chức để đào tạo. Chính vì thế, nhu cầu làm huấn luyện viên hoặc trợ lý huấn luyện cho các cầu thủ trẻ là khá cao; nhiều cầu thủ nam đã dễ dàng tìm được việc làm sau khi giải nghệ. Không những thế, thu nhập của phần lớn các cầu thủ nam rất tốt. Bên cạnh chế độ lương; thưởng cao; các cầu thủ nam  có khoản lót tay lớn cho nên dễ dàng có nguồn vốn bảo đảm cuộc sống; thay đổi nghề nghiệp sau khi chia tay sự nghiệp quần đùi, áo số.

Ngay trong môi trường bóng đá nữ, các nữ HLV cũng bị các nam đồng nghiệp cạnh tranh gay gắt. Việc chỉ có một HLV trưởng là nữ trong số tám đội dự Giải bóng đá nữ vô địch Quốc gia 2020; hiện tại cũng là minh chứng cụ thể cho thấy cơ hội làm nghề của các nhà chuyên môn là nữ giới đã ít lại càng ít đi. Nhìn vào thực trạng ấy, HLV Đoàn Việt Triều của bóng đá Thái Nguyên thừa nhận; rất nhiều cầu thủ nữ sau khi giải nghệ rơi vào cảnh thất nghiệp; phải đi làm công nhân không đúng với chuyên môn nghề nghiệp.

Rõ ràng, câu chuyện giải quyết việc làm để bảo đảm cuộc sống sau khi giải nghệ “quần đùi, áo số” của các cầu thủ nữ là câu hỏi không dễ trả lời, khiến cho người trong cuộc phải luôn đau đáu.

Đọc nhiều tin tức thể thao bóng đá nữ hơn tại: Tin tức bóng đá SBV

Nguồn: Báo mới

Phạm Minh Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *