World Cup 2022: Hàng trăm công nhân biểu tình vì bị nợ lương

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW) cho biết hàng trăm nhân viên phục vụ cho các dự án chuẩn bị cho kỳ World Cup 2022 tại Qatar; đặc biệt là những công nhân nhập cư đã bị nợ lương.
Hàng trăm nhân viên và người lao động biểu tình
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW) cho biết hàng trăm người lao động và nhân viên đã công khai biểu tình; để phản đối việc họ đã không được trả lương trong vòng 5 tháng liên tiếp tại các dự án liên quan phục vụ cho kỳ World Cup 2022.
Yêu cầu Qatar đưa những những án phạt thích đáng
“Nhà nước Qatar đã thông qua một số luật lệ để bảo vệ người lao động; đặc biệt là những người lao động nhập cư; nhưng chính quyền của họ dường như lại quan tâm nhiều hơn đến việc thúc đẩy những cải cách nhỏ trên truyền thông; hơn là việc họ phải bắt tay vào hành động. FIFA và nhà nước Qatar cần phải đưa ra những án phạt thích đáng dành cho những nhà thầu thanh toán chậm tiền lương cho người lao động”; ông Michael Michael Page; phó giám đốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Trung Đông cho biết.

Cơ quan này cho biết họ đã nói chuyện với nhiều nhân viên tại một công ty có hơn 6.000 người lao động hoạt động trên #25 dự án phục vụ cho kỳ World Cup 2022 ở Qatar. Nhân viên tại đây tiết lộ rằng công ty đã không trả lương cho các nhà khảo sát; kỹ sư và giám sát viên trong khoảng thời gian #5 tháng cho đến ngày 13 tháng 02 năm 2020.
500 công nhân viên không được trả lương
Theo thống kê của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền; có tới 500 công nhân viên và người lao động đã không được trả lương 5 tháng; như vậy, số tiền là rất lớn. Cũng có những đề xuất thanh toán đã được thực hiện vào tháng 2 vừa qua chỉ sau khi xuất hiện các cuộc biểu tình. Các nhân viên không được trả lương đã được đưa ra lựa chọn rời đi để giải quyết vấn đề này; nhưng hầu hết đã ở lại vì sợ bị mất tiền lương.
Nhiều nhân viên bị đe dọa khấu trừ lương
Trong khoảng thời gian đó, từ tháng 9 năm 2019; nhiều nhân viên đã bị đe dọa khấu trừ tiền lương còn nợ nếu họ đình công; và bị buộc phải tiếp tục làm việc. Ngoài ra, không dưới 5 bản ghi nhớ chính thức được lưu hành nội bộ bởi nhà tuyển dụng; yêu cầu nhân viên tiếp tục làm việc để duy trì danh tiếng của công ty.
Người lao động nhập cư còn bị cấm tham gia công đoàn
Lao động nhập cư ở Qatar còn bị cấm tham gia công đoàn hoặc đình công; và có thể bị bắt giữ, sa thải hoặc trục xuất ra khỏi đất nước Qatar mà không nhận được bất kỳ đồng lương nào.
Một nhà khảo sát, người nhận được 4 tháng lương vào ngày 13 tháng 02 vừa qua, cho biết: “Tôi đã rất đau khổ vì vợ tôi sắp sinh, tôi phải đến Ấn Độ để chăm sóc cô ấy. Tôi không có tiền để sống ở Qatar và đang phải đối mặt với nhiều khoản nợ. Bây giờ tôi sẽ phải đi trả nợ cho ngân hàng, chủ nhà trọ và tiền nợ mua đồ ở tạp hóa”.
Trích dẫn từ Thethao247.vn
Bich Oanh